Chúng tôi luôn có sẵn hàng trăm loại sản phẩm đèn sân khấu với nhiều hiệu ứng tuyệt đẹp, giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn nhất khi mua đèn sân khấu. Số lượng đèn sân khấu tại SKV Lighting không giới hạn và đa dạng về chủng loại, mẫu mã như: đèn laser sân khấu, đèn pha sân khấu, đèn follow sân khấu, đèn moving head sân khấu, đèn quay sân khấu, đèn sân khấu 54 bóng, đèn led quay sân khấu, đèn sân khấu ngoài trời, đèn spotlight sân khấu… và các linh kiện đèn sân khấu như bóng đèn sân khấu, dàn đèn sân khấu, chân đèn sân khấu có tay quay, khung đèn sân khấu….
Không những thế, tại SKV các bạn còn sẽ được đáp ứng tất cả nhu cầu về các hiệu ứng sân khấu như máy phun khói sân khấu, máy phun lửa, máy phun tuyết, máy phun bong bóng…
Đặc biệt, chúng tôi còn nhận thi công, lắp đặt đèn sân khấu cho nhà hàng, quán bar-karaoke, beer club, quán cà phê, phòng trà, trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới… quy mô lớn nhỏ trên khắp địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trên toàn quốc.

Những thông tin đầy đủ về đèn sân khấu
- Đèn sân khấu và các loại đèn sân khấu hiện nay
- Chức năng của các loại đèn sân khấu trong hệ thống ánh sáng sân khấu?
- 5 nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt và sử dụng đèn sân khấu
- Làm thế nào để duy trì sự sạch sẽ cho đèn sân khấu?
- Những lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng đèn sân khấu
- Cách thiết kế bố trí đèn sân khấu sự kiện đơn giản
- Các bước lắp đặt đèn sân khấu đúng cách
Đèn sân khấu và các loại đèn sân khấu hiện nay
Trong sân khấu, bên cạnh yếu tố âm thanh thì ánh sáng chính là ngôn ngữ giúp biểu đạt nội dung, tâm trạng mà nghệ sĩ cũng như đạo diễn mong muốn thể hiện cho khán giả. Trong các chương trình sự kiện giải trí, ánh sáng từ các đèn sân khấu kết hợp với âm thanh tạo nên những cảm xúc cao trào và hiệu ứng thị giác ấn tượng cho người xem. Ở bất kỳ hình thức sự kiện nào, vai trò của đèn sân khấu là cực kỳ quan trọng.
Nếu trước đây, các sân khấu chỉ có 1 đến 2 loại đèn với chức năng đơn giản thì hiện nay có hàng chục thậm chí cả trăm loại đèn và thiết bị hiệu ứng khác nhau dùng cho biểu diễn nghệ thuật. Theo đó, với mỗi sự kiện sân khấu chuyên biệt cũng sẽ có những loại đèn sân khấu phù hợp.
- Đối với sân khấu liveshow ca nhạc, phòng trà: Đặc thù của sân khấu ca nhạc là biểu diễn nghệ thuật, các loại đèn tạo hiệu ứng tốt về màu sắc thì sẽ làm tăng sự thăng hoa cho chương trình nghệ thuật đó. Các loại đèn sân khấu sẽ được dùng nhiều như: Moving Head, Spot, Parled, Scanner, Blinder, Fresnel, Profile, Follow, Laser, Matrix Led, …
- Đối với sân khấu nhà hàng tiệc cưới, hội trường: Các sân khấu nhà hàng tiệc cưới, hội trường hội nghị có đặc tính gần giống với sân khấu ca nhạc, nhưng đơn giản hơn. Vì vậy các loại đèn thường được dùng như: Moving Head, Par64, Parled, Follow, …
- Đối với sân khấu tại quán bar, Karaoke, vũ trường…: Các sân khấu này cần có những ánh sáng mạnh, hiệu ứng linh hoạt giúp hoạt náo đám đông. Vì vậy các loại đèn sân khấu thường được sử dụng như: Moving Head, Par64, Parled, laser, đèn hiệu ứng…

Chức năng của các loại đèn sân khấu trong hệ thống ánh sáng sân khấu?
- Đèn moving head: Đây là loại đèn quan trọng nhất trong hầu hết các sự kiện cần hiệu ứng. Loại đèn này chiếu ra luồng sáng lớn lên trời, tạo ra màu sắc, hiệu ứng hoa văn nhìn rất bắt mắt.
- Đèn Parled màu: Đây cũng là loại đèn hết sức quan trọng cho các sự kiện. Nó tạo ra ánh sáng màu sắc huyền ảo cho không gian sân khấu, tạo tông màu sân khấu phù hợp với ý đồ của đạo diễn ánh sáng.
- Đèn Par64 & Fresnel: Đây là 2 loại đèn bắt buộc phải có trong các chương trình sự kiện lớn, sự kiện truyền hình, liveshow ca nhạc. Chức năng của 2 loại đèn này nhằm tạo ánh sáng màu vàng nắng, giúp khuôn mặt nhân vật tươi sáng, quay phim được rõ nét.
- Đèn follow: Thường tập trung ánh sáng trắng, có hình tròn, thường dùng để chiếu vào khuôn mặt của nhân vật chính hoặc chiếu vào một khung cảnh để tạo sự tập trung ánh sáng.
- Đèn strobe light: Loại đèn này tạo ra ánh sáng đèn flash mạnh, thường dùng trong những chương trình DJ, chớp liên hồi, kết hợp với khói và đèn lazer tạo ra hiệu ứng ánh sáng mạnh.
- Đèn cực tím (UV) (Black light): Thường được dùng làm màu nền của sân khấu khi tắt hết đèn. Đèn cực tím có thể giữ sáng liên tục, không tắt trong khi biểu diễn. Ánh sáng của loại này sẽ pha vào những màu khác làm tươi màu lên, nổi bật nhiều màu có đặc tính phản quang, nhất là màu trắng. Có 2 loại đèn UV black và blue.
- Đèn laser: Đèn laser là đèn sử dụng các tia sáng mảnh, cực mạnh, nhiều màu sắc để tạo hiệu ứng sân khấu. Laser thường được dùng trong các sự kiện lớn, có tính chất quan trọng về biểu diễn, quảng cáo.
Bên cạnh các loại đèn sân khấu kể trên thì còn có các thiết bị phụ trợ phục vụ cho hiệu ứng nghệ thuật như: Máy phun khói, máy tạo tuyết, máy tạo bong bóng, khói CO2, máy phun lửa, khói lạnh, … Tất cả chúng khi biết kết hợp với nhau sẽ mang đến cho bạn một sân khấu đầy màu sắc, lung linh, huyền ảo, hoành tráng, đầy tính nghệ thuật và chuyên nghiệp.
5 nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt và sử dụng đèn sân khấu
Để việc sử dụng đèn sân khấu được hiệu quả, các bạn cần nắm được 5 nguyên tắc cơ bản sau:
- Cần nắm được các chức năng, công dụng của từng loại đèn sân khấu để lựa chọn được loại đèn, dòng đèn phù hợp.
- Cần xác định hướng chiếu sáng trước khi lắp đặt để mang lại hiệu ứng như mong muốn.
Trong các sự kiện thông thường, các bạn sẽ gặp những hướng chiếu sáng cơ bản sau:
Hướng mặt: Là vị trí đặt nguồn sáng phía trước sân khấu hướng về diễn viên hoặc vật thể trên sân khấu. Hướng chiếu sáng này giúp người xem nhìn rõ nhân vật trên sân khấu.
Hướng đỉnh: Là vị trí đặt nguồn sáng phía trên đỉnh đầu nhân vật hoặc vật thể.
Hướng ngược: Là hướng chiếu sáng có nguồn sáng đặt phía sau lưng của nhân vật hoặc vật thể, ngược lại với hướng mặt.
Hướng bên (gà): Là hướng chiếu sáng đặt ở 2 bên hông của nhân vật, trong sân khấu có 2 cánh gà 2 bên nên thường gọi là hướng gà để chỉ việc nguồn sáng được thiết kế tại đó để chiếu sáng 2 bên hông hoặc 2 má của diễn viên.
- Kết hợp cùng hướng chiếu sáng, bạn cũng cần quan tâm đến góc chiếu sáng. Góc chiếu sáng giúp cho ánh sáng đạt được mục tiêu và chiếu sáng đúng điểm.
Trong lý thuyết ánh sáng có 1 con số phổ biến là góc 45 độ. Đây được đánh giá là góc chiếu sáng hợp lý cho vật thể trên sân khấu. Ngoài ra, đặt nguồn sáng ở những góc khác nhau so với diễn viên cũng tạo hiệu ứng ánh sáng khác biệt thể hiện được nội dung muốn truyền tải.
- Lựa chọn màu sắc ánh sáng phù hợp. Màu sắc chính là cách thể hiện cảm xúc mà không cần nói thành lời. Ánh sáng có 1 số màu sắc quy định cảm xúc mà nó đại diện.
- Xác định cường độ sáng phù hợp: Cường độ sáng là yếu tố để hoàn thiện mạch cảm xúc của sân khấu. Vì thế sử dụng cường độ sáng một cách linh hoạt sẽ giúp sân khấu trở nên tinh tế hơn. Không nên để một cảnh trữ tình, sâu lắng mà ánh sáng lại có cường độ sáng trưng hoặc những màu sắc sôi động nóng bỏng….

Làm thế nào để duy trì sự sạch sẽ cho đèn sân khấu?
Tùy thuộc vào tần suất sử dụng và môi trường lắp đặt. Bạn cần lên kế hoạch vệ sinh hệ thống quang học cho đèn sân khấu. Làm sạch thường xuyên có thể duy trì hiệu ứng ánh sáng tốt và đảm bảo rằng máy hoạt động ổn định trong thời gian dài. Bởi, sau một thời gian hoạt động, đèn sân khấu có thể bị bám bụi, khả năng tản nhiệt sẽ bị ảnh hưởng đến tuổi thọ và tình trạng làm việc của các linh kiện bên trong.
Do vậy, hàng tháng, bạn cần sử dụng chất tẩy rửa ống kính chuyên dụng để làm sạch ống kính và đồng thời lau sạch vỏ sản phẩm bằng khăn mềm.
Những lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng đèn sân khấu
Trước khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, cần tránh để các chất lỏng dễ cháy, nước, kim loại,… rơi vào đèn sân khấu.
Khi tiến hành bảo dưỡng, bảo trì đèn sân khấu cần đảm bảo đã ngắt nguồn điện kết nối với đèn.
Khi bảo dưỡng các đèn sân khấu trên cao cần có bảo hộ hoặc nên thuê đội ngũ kỹ thuật chuyên môn để đảm bảo an toàn.
Không nên cố gắng lau bụi hay sửa chữa các mạch điện tử trong đèn vì rất dễ dẫn đến tình trạng hỏng các vi mạch điện tử, làm hỏng đèn. Điều này chỉ được thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật, có chuyên môn.
Khi phát hiện có sự cố, lỗi kỹ thuật từ các loại đèn sân khấu, cần có phương án sửa chữa, thay thế kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng sân khấu.

Cách thiết kế bố trí đèn sân khấu sự kiện đơn giản
Thiết kế và bố trí đèn sân khấu cho sự kiện nghe chừng có vẻ khó, nhưng nếu bạn có những kiến thức cơ bản về các loại đèn sân khấu, cách thức hoạt động và chức năng của từng loại đèn.. thì việc này không hề khó chút nào.
Trước hết, để bố trí được dàn ánh sáng hoàn hảo cho sân khấu của mình, bạn phải định hình kích thước, hình dáng cùng chiều cao của từng loại sân khấu.
Sau đó, lên danh sách các thiết bị đèn sân khấu cần dùng, số lượng, chủng loại…
Ví dụ: Với sân khấu có diện tích khoảng 15×10 mét, bạn có thể thiết kế và lắp đặt hệ thống đèn sân khấu như sau:
- Thiết bị đèn sân khấu cần sử dụng, bao gồm:
-80 đèn PAR 64.
-Một số đèn kỹ xảo (effect).
-8 Scanner 575w trở lên.
-1, 2 máy tạo khói trên 2000w.
-08 Moving head.
– 1,2 đèn Follow
-V.v…
- Cách bố trí, lắp đặt đèn sân khấu cơ bản
– Giàn mặt tiền : độ 16 PAR 64 mỗi bên, hoặc có thể treo bằng trụ đứng (stand alone tower) hay giàn giáo xây dựng.
– Giàn đầu : 2 giàn, mỗi giàn khoảng 8 PAR 64.
– Giàn cánh gà : 2 bên, mỗi bên khoảng 8 PAR 64.
– Giàn hậu : khoảng 16 PAR 64.
– Moving head : Thường thì đặt trên sân khấu, 4 đặt hàng ngang mặt tiền, trên bục ban nhạc. Có thể treo lên khung nhưng phải ngược thẳng đứng, không được treo ngang (sẽ làm gãy trục Pan của đèn).
– Đèn giữa chiếu phông sân khấu : Có thể là 1 đèn mặt trời đôi, hoặc lấy Centre-piece đánh thẳng vào phông, rất đẹp.
– Nếu sân khấu có phông màu trắng, bạn cần thêm một số đèn flood để đổi màu phông.
– Hai máy khói, nếu ở trong nhà, đặt 2 bên cánh gà. Ở ngoài trời, đặt 1 bên, xuôi theo chiều gió.
– Scanner: Treo trên giàn khung, 2 cái ở khung hậu, 4 ở khung bên, 2 ở trụ đứng trước.
– Một hoặc hai đèn chiếu đuổi (follow spot) 1200w ở đằng sau lưng khán giả hướng về SK…

Các bước lắp đặt đèn sân khấu đúng cách
Hiện nay, các loại đèn sân khấu rất đa dạng, chúng đều được thiết kế vô cùng hiện đại với nhiều tính năng thông minh, có chế độ tự động, cảm ứng âm thanh. Chúng ta có thể dễ dàng điều khiển dàn ánh sáng sân khấu thông qua bàn điều khiển ánh sáng. Để cho việc điều chỉnh hiệu ứng ánh sáng được hiệu quả, phát huy tối đa tác dụng thì cần lắp đặt đúng cách.
Theo đó, việc lắp đặt đèn sân khấu cần thực hiện tuần tự như sau:
Bước 1: Lắp đặt giàn không gian truss
Đối với các sự kiện diễn ra ngoài trời thì lắp đặt giàn truss vô cùng cần thiết. Nó là nơi để treo các đèn sân khấu và loa đài âm thanh. Nên sử dụng khung truss nhôm để có độ bền, nhẹ, cơ động. Khung truss được lắp theo hình chữ U theo sân khấu.
Đối với các sự kiện nhỏ trong nhà, hội trường có diện tích nhỏ, chúng ta có thể treo đèn sân khấu trên các thanh khung tròn hoặc thanh chữ T.
Bước 2: Lắp đặt đèn moving head
Đèn moving head là một trong những loại đèn sân khấu phổ biến. Nó được bố trí và lắp đặt ở 2 bên giàn khung chữ U và đầu sân khấu. Sở dĩ, đèn được đặt ở vị trí cao để phát huy tối đa khả năng chuyển động, giúp linh hoạt ánh sáng ở nhiều vị trí trên sân khấu.
Bước 3: Lắp đặt đèn Par led đổi màu
Số lượng đèn par led dành cho các sân khấu thường rất nhiều, từ 20-30 tùy thuộc vào kích thước của sân khấu. Đèn Par Led sẽ được lắp đặt ở 3 phía của khung truss và 2 cột trên hướng về sân khấu.
Ở một số sự kiện được tổ chức quy mô lớn, hoành tráng thì đèn par led có thể được bố trí xen kẻ với đèn moving head để tạo sự đa dạng màu sắc cho sân khấu.
Bước 4: Lắp đặt đèn Laser
Đèn Laserr được lắp đặt ở khu vực cuối sân khấu và hướng thẳng về phía khán giả. Đối với các tiết mục sôi động thì phần đèn laser nhiều màu sắc mang đến không gian sôi động, hào hứng cho khán giả.
Bước 5: Đèn rọi Follow
Đối với những sân khấu cần sự tập trung vào 1 tâm điểm nào đó. Ví dụ như phần trình diễn của ca sĩ, phần phát biểu của MC … thì cần lắp đặt thêm đèn follow, loại đèn này thường hoạt động 1 mình và được lắp chính giữa giàn khung truss.
Bên cạnh đó, để có 1 sân khấu hoành tráng, bạn cần kết hợp thêm các thiết bị hiệu ứng sân khấu như máy khói sân khấu, máy phun lửa, máy phun bong bóng, máy phun tuyết…
Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sân khấu, có thể liên hệ SKV chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Liên Hệ Tư Vấn Với Chuyên Gia