Những Lỗi Hay Gặp Khi Sử Dụng Đèn Par Led Và Cách Khắc Phục

Đèn par led là một trong những dòng đèn sân khấu phổ biến, có thể bắt gặp ở bất cứ sân khấu sự kiện lớn hay nhỏ, từ các sân khấu chuyên nghiệp đến nhà hàng, quán bar, phòng trà, karaoke, vũ trường hay phòng họp, hội trường, hội nghị, tiệc cưới… hay cả các công trình kiến trúc cũng được trang bị các dòng đèn par led.

Vậy dòng đèn này có gì đặc biệt? chức năng của chúng là gì? và khi sử dụng đèn par led thường phát sinh những lỗi nào? cách thức khắc phục ra sao? Mời các bạn hãy cùng SKV tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những Lỗi Hay Gặp Khi Sử Dụng Đèn Par Led Và Cách Khắc Phục

Thông tin cơ bản nhất định phải biết về đèn par led

Đèn par led ( tên gọi khác là đèn pha led), đây là dòng đèn tạo nên từ sự kết hợp giữa đèn PHA truyền thống và đèn LED, giúp mang đến luồng ánh sáng mượt mà, không bị tương phản với các màu đơn sắc hoặc đa sắc khác nhau cho sân khấu. Với những tính năng như trộn màu, chuyển động nhẹ nhàng hay chớp/flash … đèn giúp tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt, hài hòa và nổi bật cho các đối tượng khác nhau trên sân khấu.

Những Lỗi Hay Gặp Khi Sử Dụng Đèn Par Led Và Cách Khắc Phục 2

5 Ưu điểm nổi bật khi sử dụng đèn sân khấu par led

Dòng đèn này sở hữu nhiều ưu điểm giúp nó trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn của các cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sân khấu, sự kiện. Điển hình như:

  • Đèn par led không phát ra những tia sáng có chứa tia cực tím như những loại đèn khác.
  • Đèn không chứa thủy ngân nên rất an toàn khi sử dụng và không làm ảnh hưởng đến môi trường. Thiết bị còn có khả năng tái chế hữu ích.
  • Đèn Par led có thể chuyển hóa điện năng thành quang năng lên đến 90%, cực kỳ tiết kiệm điện và giúp giảm chi phí cho người dùng.
  • Đèn có thể hoạt động trong không gian có nhiệt độ từ -33 đến 50 độ C. Nhiều dòng đèn par led thế hệ mới đã được nhà sản xuất trang bị chế độ hoạt động yên tĩnh, bộ làm mát cao cấp giúp đèn có thể chiếu sáng ổn định, lâu dài đến 50.000 giờ
  • Đèn par led sân khấu có nhiều công suất khác nhau, người dùng có thể tùy ý lựa chọn dòng đèn par led có công suất, chức năng phù hợp để mang đến khả năng chiếu sáng linh hoạt, hiệu ứng độc đáo cho từng không gian sử dụng. 

Tính ứng dụng của đèn par led trong sân khấu và đời sống

Đèn par led được ứng dụng rộng rãi trong các loại hình sân khấu và trong đời sống hiện nay. Chúng là thiết bị không thể thiếu trong chiếu sáng sân khấu ca nhạc, sự kiện; trong phòng hát, vũ trường, quán bar,…

Thiết bị cũng được sử dụng để chiếu sáng công trình nội thất, cảnh quan, đường cao tốc, sân vận động, biển quảng cáo,…hay trong các khu vực rộng lớn như công viên, sân bãi,…

Tổng hợp các dòng đèn par led thông dụng nhất hiện nay

Tổng Hợp Các Dòng Đèn Par Led Thông Dụng Nhất Hiện Nay
Tổng hợp các dòng đèn par led thông dụng nhất hiện nay

Đèn par led được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau như theo màu sắc, địa điểm lắp đặt hay công suất và số lượng bóng led được trang bị trên đèn. Tuy nhiên, thông dụng nhất người ta thường sử dụng các dòng đèn par led sau đây:

  • Đèn par led 18x10w
  • Đèn Par Led 24x10w
  • Đèn Par Led 54x3w
  • Đèn Par COB LED 4x50w
  • Đèn Par COB LED 100w 2in1…

Xem thông tin chi tiết các dòng đèn par led chính hãng tại đây: https://skv.lighting/danh-muc-san-pham/den-san-khau/den-par-led

3 lỗi hay gặp khi sử dụng đèn par led và cách khắc phục

Như bất kỳ dòng đèn sân khấu nào, trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi việc phát sinh lỗi, đèn par led cũng vậy. Để dễ dàng phát hiện nguyên nhân và tìm cách khắc phục, người dùng cần nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của đèn par led. 

Theo đó, cấu tạo bên trong của đèn par led thường gồm 6 bộ phận chính, bao gồm: vỉ mạch led, bộ đổi nguồn của đèn, quạt tấm tỏa nhiệt, mạch điều khiển đèn, dây nguồn và dây tín hiệu.

Khi chúng ta kết nối thiết bị với nguồn điện 220v, điện sẽ vào bộ đổi nguồn để chuyển đổi sang dòng điện 12v hoặc 36v, từ đây nguồn sẽ nối cho mạch điều khiển, vi mạch led và quạt tỏa nhiệt. Khi chúng ta thao tác, mạch điều khiển sẽ giúp điều khiển các chế độ chiếu sáng cho đèn. 

Dưới đây là 3 lỗi hay gặp nhất khi sử dụng đèn par led sân khấu.

Đèn par led bị cháy bóng hay hỏng bóng led

Đèn Par Led Bị Cháy Bóng Hay Hỏng Bóng Led
Đèn par led bị cháy bóng hay hỏng bóng led

Đây là lỗi hay gặp và cũng dễ phát hiện nhất khi sử dụng đèn par led. Nếu cắm điện mà có 1 vài bóng không sáng thì chúng ta có thể biết ngay đèn đã bị cháy hoặc hỏng 1 vài bóng led. 

Khi đó, chúng ta có thể thay thế các bóng led bị hỏng (nếu số lượng bóng hỏng ít và có đầy đủ dụng cụ để tự thay bóng) hoặc mua nguyên vỉ mạch led để thay thế nếu số lượng bóng hỏng nhiều. Hoặc khi bóng đã hoạt động quá giờ quy định về tuổi thọ bóng led.

Đèn par led bị hỏng bộ đổi nguồn

Đèn Par Led Bị Hỏng Bộ Đổi Nguồn
Đèn par led bị hỏng bộ đổi nguồn

Khi đèn đã được kết nối với nguồn điện nhưng không thấy màn hình led điều khiển sáng, quạt không quay và đèn không sáng, thì đèn đã bị hỏng bộ đổi nguồn. Để khắc phục lỗi này, chúng ta chỉ cần thay thế bộ nguồn tương thích cho đèn.

Đèn par led bị hỏng mạch điều khiển

Đèn Par Led Bị Hỏng Mạch Điều Khiển
Đèn par led bị hỏng mạch điều khiển

Lỗi này xuất hiện khi màn hình led cứ nháy lên liên tục, không điều khiển được các nút bấn hoặc đèn không điều khiển được qua bàn ánh sáng dmx. Với lỗi này, chúng ta cũng cần mua đúng bảng mạch điều khiển của hãng đèn để thay thế.

Ngoài ra, khi sử dụng đèn par led cũng có 1 số lỗi cơ bản khác, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ các quy tắc an toàn và vận hành, bảo dưỡng đèn par led đúng cách để thiết bị có thể hoạt động ổn định, ít phát sinh lỗi và nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm.

Nếu các bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào về việc lắp đặt, sửa chữa hay cung cấp đèn par led chính hãng, chất lượng với giá cả phải chăng, đừng ngần ngại liên hệ SKV để được hỗ trợ trực tiếp.

————————————

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HỒ GIA

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

call 0968.240.789Gọi tư vấn chát zalo Zalo chát messenger Messenger Kênh youtube Youtube Google Maps Chỉ đường